TOÀN CẢNH KHU ĐÔ THỊ THỦ THIÊM TƯƠNG LAI

Dự án khu đô thị thủ thiêm

Trước tốc độ mở rộng nhanh chóng của TP Hồ Chí Minh, việc hình thành và phát triển khu đô thị Thủ Thiêm mang đến những cơ hội đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận.

Bài viết giới thiệu thông tin từ tổng quan đến chi tiết nhất về Thủ Thiêm và những công trình biểu tượng tại đây.

KHU ĐÔ THỊ THỦ THIÊM – VỊ TRÍ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Vị trí Thủ Thiêm

Thủ Thiêm nằm trên khu đất rộng 657 héc ta tọa lạc tại Quận 2, bên kia sông Sài Gòn đối diện với Quận 1 và trung tâm thành phố.

Mặc dù về mặt địa lý rất gần với trung tâm thành phố, tuy nhiên phần lớn khu Thủ thiêm hiện tại vẫn là khu đất trống và mới chỉ bắt đầu kết nối với phần còn lại của thành phố thời gian gần đây nhờ những dự án cơ sở hạ tầng mới.

Khu đô thị Thủ Thiêm gồm các phường:

  • An Khánh
  • Thủ Thiêm
  • An Lợi Ðông
  • Một phần phường Bình An
  • Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2.

Ranh giới:

  • Phía Bắc giáp sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh) và một phần đất phường An Khánh (quận 2).
  • Phía Nam giáp sông Sài Gòn (quận 7).
  • Phía Ðông giáp phường An Khánh, Bình Khánh (quận 2).
  • Phía Tây giáp sông Sài Gòn (quận 1 và quận 4).

Lịch sử phát triển của Khu đô thị Thủ Thiêm

Thủ Thiêm đã được chính phủ Việt Nam xác định là một khu vực phát triển tiềm năng, một khu trung tâm mới của thành phố từ năm 1996.

Khu vực này dự kiến bao gồm các dự án phức hợp với các hạng mục như:

  • Khu thương mại
  • Khu dân cư
  • Trường học
  • Văn phòng
  • Không gian mở cho cộng đồng
  • Khu trung tâm thương mại và tài chính tầm cỡ quốc tế.

Dự kiến khi hoàn thành, Thủ Thiêm sẽ là nơi cư trú cho 150000 cư dân và thu hút 220000 lao động đến làm việc.

Hệ thống kết nối khu vực Thủ Thiêm với các khu vực khác của TPHCM sẽ bao gồm:
  • Một đường hầm (đã hoàn thành)
  • Bốn cây cầu (một đã hoàn thành)
  • Một cây cầu đi bộ
  • Một tuyến metro
  • Hệ thống đường sông của TP.HCM.

Năm 2008, cây cầu đầu tiên kết nối Thủ Thiêm và Quận Bình Thạnh được thông xe, tuy nhiên chỉ đến khi Hầm Thủ Thiêm chính thức thông xe năm 2011 thì mới thực sự có thể tiếp cận Thủ Thiêm từ khu trung tâm TP.HCM hiện hữu.

Từ năm 2014, một số tuyến đường nội bộ trong khu vực Thủ Thiêm bắt đầu được xây dựng.

Khi hoàn thành, sẽ có một tuyến đường ven hồ, một tuyến ven sông và một cầu vượt trên cao dài 12km đi vào hoạt động.

Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành trong vòng 36 tháng.

Vào tháng 7 năm 2015:

  • Chủ đầu tư trong nước Đại Quang Minh đã mở bán dự án nhà ở đầu tiên tại Thủ Thiêm với mức giá dao động từ 2000USD tới 2800USD trên một mét vuông
  • Đánh dấu một bước phát triển mới của khu Thủ Thiêm.

Cùng với sự mở rộng của TP.HCM, việc phát triển Thủ Thiêm mang đến những vận hội quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, sẽ biến khu vực này thành khu trọng điểm để phát triển kinh doanh. 

Bài viết này sẽ xem xét những cơ hội mà thủ thiêm mang đến đồng thời đánh giá những thách thức mà Thủ Thiêm phải vượt qua để trở thành trung tâm mới của TPHCM.

MÔ HÌNH KHU ĐÔ THỊ THỦ THIÊM ĐƯỢC LẤY Ý TƯỞNG TỪ PHỐ ĐÔNG THƯỢNG HẢI

Nghiên cứu điển hình Phố Đông 1987:

Đầu thập niên 1990, khu vực Phố Đông của Thượng Hải chỉ chủ yếu là đất nông nghiệp.

Sự phát triển thương mại tại đây vô cùng hạn chế và chỉ đơn thuần là những kho hàng và cảng tàu dọc triền sông.

Năm 1990, Ban chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước thông báo kế hoạch tái phát triển Phố Đông (Fudong), một bước tiến khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của khu vực.

25 năm sau, phố đông đã trở thành một trung tâm thương mại – tài chính nổi bật của Thượng Hải cũng như chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc.

Phố Đông đã thu hút nhiều công ty tài chính lớn nhất trên thế giới về đây đầu tư

Và đồng thời Phố Đông cũng nổi tiếng quy tụ một số người giàu nhất Trung Quốc về sinh sống.

Nơi đây tập trung khu tài chính và mậu dịch Lujiazui và Sàn giao dịch chứng khoán Thương Hải, cũng như nhiều địa danh nổi tiếng như:

  • Tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu
  • Tòa tháp Kim Mậu
  • Tòa nhà Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải
  • Tòa nhà cao nhất Trung Quốc – Tháp Thương Hải cao 623m.

Bất động sản ở phố Đông bây giờ đã đạt mức giá cho thuê cao hơn so với khu phố Tây lâu đời phía bên kia sông.

Phố Đông Thượng Hải hiện tại được mệnh danh là Paris của Phương Đông
Phố Đông Thượng Hải hiện tại được mệnh danh là Paris của Phương Đông

Những bài học kinh nghiệm từ Phố Đông Thượng Hải:

Thủ Thiêm và phố Đông Thượng Hải có nhiều điểm chung về vị trí địa lý và tầm nhìn đầy tham vọng.

  • Cả hai đều được bao bọc bởi tuyến đường sống nhộn nhịp
  • Kết nối bằng đường hầm vượt sông
  • Và đều tham vọng trở thành khu trung tâm thương mại mới nhìn thẳng sang trung tâm cũ từ bờ sông bên này.

Có rất nhiều yếu tố quyết định đằng sau sự thành công của phố Đông mà Thủ Thiêm có thể học hỏi.

Việc phát triển Thủ Thiêm mang đến một cơ hội tuyệt vời để tăng cường sự kết nối hài hòa giữa hai bờ sông Sài Gòn
Việc phát triển Thủ Thiêm mang đến một cơ hội tuyệt vời để tăng cường sự kết nối hài hòa giữa hai bờ sông Sài Gòn

Thủ Thiêm sở hữu quỹ đất lớn với vị trí độc đáo đối diện khu trung tâm Quận 1 phía bên kia sông Sài Gòn.

Chính điều này đã truyền cảm hứng cho các nhà hoạch định biến bán đảo thành điểm đến lý tưởng với tầm nhìn sẽ phát triển một khu trung tâm thương mại, tài chính và đô thị mới của thành phố.

Thủ Thiêm được xem là cầu nối giữa thành phố hiện hữu với các dự án mới về phía Đông

Bao gồm dự án sân bay quốc tế tương lai của thành phố.

Khu đô thị mới Thủ thiêm có vị trí chiến lược ngay trạm cuối của tuyến Quốc lộ 1

Con đường huyết mạch nối liền hai miền đất nước, từ Hà Nội đến TP. HCM.

Với vị trí địa lý tương tự như Phố Đông – Thượng Hải, Khu đô thị Thủ Thiêm nằm trên một bán đảo rộng lớn ôm trọn bởi dòng sông Sài Gòn uốn lượn.
  • Tọa lạc bên bờ Đông
  • Bán đảo Thủ Thiêm sở hữu đường bờ sông dài 8,5 km
  • Chủ yếu hỗ trợ cho giao thông vận tải và thương mại.

Khi Thủ thiêm phát triển, khu vực này sẽ thành một địa điểm sinh sống, làm việc kết hợp vui chơi giải trí quan trọng của thành phố.

Mô hình Phố Đông mà Thủ thiêm đang áp dụng đã ghi nhận những thành công nhất định trong nhiều thập kỷ qua, tạo động lực cho các cấp chính quyền đẩy mạnh kế hoạch phát triển bán đảo này.

QUY HOẠCH 8 PHÂN KHU TẠI KHU ĐÔ THỊ THỦ THIÊM

Phân khu Khu đô thị Thủ Thiêm
Phân khu Khu đô thị Thủ Thiêm

Phân khu số 1 và Phân khu số 2 khu đô thị Thủ Thiêm

Khu chực năng số 1 và 2 của Thủ Thiêm nằm đối diện với khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM (Quận 1), do đó được chọn là Lõi Trung Tâm.

Hai khu chức năng này sẽ được phát triển thành trung tâm thương mại và tài chính của Thủ Thiêm, bao gồm:

  • Các tòa tháp văn phòng
  • Các khu thương mại
  • Các khu vực tiện ích công cộng rộng lớn như Quảng trường Trung tâm và Công viên vòng cung dọc bờ sông.

Điểm nhấn của khu vực này sẽ là:

  • Tòa nhà cao nhất TP. HCM
  • Đồng thời là biểu tượng của thành phố
  • Tòa tháp Empire cao 86 tầng.

Ngoài ra còn có một quảng trường lớn với các trung tâm giải trí – hội nghị trong nhà và ngoài trời.

Khu chức năng số 2b với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD

Được liên doanh giữa:

  • Công ty Cổ phần Tiến Phước
  • Công ty TNHH Trần Thái

và công ty TNHH Denver Power (UK) làm chủ đầu tư.

Khu đất rộng 15 ha này sẽ được phát triển thành dự án Empire City bao gồm:

  • Một tòa nhà cao 86 tầng
  • Một khách sạn 5 sao
  • Một trung tâm thương mại
  • Và một tòa nhà văn phòng.

Khu chức năng số 2a với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD, được tập đoàn Lotte của Hàn Quốc và đối tác Nhật Bản (Mitsubishi và Toshiba) làm chủ đầu tư.

Dự án với tên gọi Eco Smart City sẽ bao gồm:

  • Khu thương mại hạng sang
  • Khách sạn
  • Văn phòng
  • Và căn hộ trên khu đất rộng 10 héc ta.
    Tòa tháp 86 tầng tại khu Empire City
    Tòa tháp 86 tầng tại khu Empire City

Phân khu số 3 Khu đô thị Thủ Thiêm

Khu chức năng số 3 là một khu vực hỗn hợp nằm dọc bờ Bắc Thủ Thiêm, ngay chân Cầu Thủ Thiêm 1 hiện hữu.

  • Đại lộ Vòng cung chạy xuyên qua Khu chức năng này
  • Với khu thương mại đa năng cao tầng dọc tuyến
  • Chuyển sang thấp dần tại các Khu chức năng và dịch vụ công cộng mật độ xây dựng thấp ở phía còn lại.
Ở phía Bắc đại lộ, các khối nhà chung cư tạo ra tầm nhìn tuyệt đẹp về phía sông Sài Gòn và kết nối chặt chẽ với Công viên Bờ sông.

Công trình Nhà bảo tàng mới được bố trí tại vị trí nổi bật:

  • Ngay Kênh số 1
  • Đối diện Trung tâm Hội nghị Triển lãm
  • Dễ dàng tiếp cận bằng các phương tiện giao thông, bộ hành và đường thủy.
Ở phía Nam Đại lộ Vòng cung là các nhóm nhà ở được xây dựng đan xen với thương mại tại tầng trệt.
  • Một trường học được đặt dọc bờ Nam nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của trẻ em trong Khu vực.
  • Một khu công viên lớn được bố trí dọc theo Cầu Thủ Thiêm 1 và tuyến đường Bắc – Nam, phục vụ cho các hoạt động cộng đồng cả ngày và đêm.

Phân khu số 4 Khu đô thị Thủ Thiêm

Tương tự Khu chức năng số 3, mật độ xây dựng của Khu chức năng số 4 tập trung chính dọc Đại lộ Vòng cung.

Khu chức năng số 4 có 3 điểm quan trọng:

  • 01 trung tâm cộng đồng chính
  • 01 Cơ quan Hành chính Địa phương
  • Được đặt tại mảng xanh trung tâm của toàn khu.

Kênh đào số 3 là tuyến kênh kết nối sông Sài Gòn vào hệ thống kênh rạch của Thủ Thiêm, hỗ trợ điều tiết thủy triều.

Dọc kênh đào được bố trí một số cửa hàng dịch vụ và nhà hàng.

Khu chức năng số 4 được tích hợp đầy đủ các tiện ích công cộng như:

  • Hệ thống xe buýt
  • Tuyến xe nội bộ Thủ Thiêm

Tạo ra một khu ở yên tĩnh, sống động, ưu tiên đi bộ

Kết nối tốt đến khu Hồ Trung tâm và các khu vực ở phía Bắc và Đông Thủ Thiêm.

Phân khu số 5 và phân khu số 6 Khu đô thị Thủ Thiêm

Trọng tâm phát triển thứ hai của Thủ Thiêm nằm dọc Đại lộ Đông – tây, xuyên suốt khu chức năng số 5 và số 6.

Đây là cửa ngõ đi vào Thủ Thiêm từ Quận 1 và Quận 2

Đồng thời có tuyến tàu điện ngầm kết nối từ quận 1 về Thủ Thiêm.

Khu chức năng số 5 và 6 sẽ được phát triển các dự án nhà ở đa dạng với nhiều tiện nghi và tiện ích hỗ trợ như:
  • Trường học
  • Trung tâm y tế
  • Và công viên.

Giới hạn chiều cao tối đa của công trình tại khu vực này là 16 tầng.

Hiện tại phân khu 5 và 6 đã được chủ đầu tư Đại Quang Minh phát triển thành khu đô thị Sala, đã hoàn thiện và đi vào hoạt động.

Ngoài ra Đại Quang Minh cũng chịu trách nhiệm phát triển một số cơ sở hạ tầng cho Thủ Thiêm, bao gồm:

  • 4 tuyến đường chính
  • Cầu Thủ Thiêm 2
  • Và cầu đi bộ.
    Khu đô thị Sala - Khu Đô thị Thủ Thiêm
    Khu đô thị Sala – Khu đô thị Thủ Thiêm

Phân khu số 7 Khu đô thị Thủ Thiêm

Khu chức năng số 7 nằm ở phía Đông của Thủ Thiêm, bao gồm nhiều tiện ích đặc biệt : 

  • Khu ở phức hợp phía Đông (khu tái định cư), tạo nên cửa ngõ phía Đông của Thủ Thiêm. Quy hoạch các tòa nhà được phép xây dựng từ trung bình đến cao tầng, dự kiến là một đô thị nhỏ trong đô thị lớn với đầy đủ hệ thống hạ tầng và dịch vụ công cộng. 
  • Khu khách sạn Nghỉ dưỡng Đô thị độc đáo, kết hợp hài hòa với điều kiện cảnh quan tự nhiên của Thủ Thiêm. Bên cạnh hệ thống phòng nghỉ thông thoáng có vườn riêng, hồ bơi, khách sạn còn có những hướng nhìn tuyệt đẹp ra toàn cảnh với dừa nước, thảm thực vật tự nhiên, hướng về phía kênh đào trung tâm của Thủ Thiêm. Khu Khách sạn được thiết kế đặc biệt nhằm đảm bảo tối đa sự riêng tư cũng như kết nối với phần còn lại của dự án.Ngay kề bên dự án này là
  • Bên kia đại lộ Đông Tây, một Khu Phức hợp Bến du thuyền sẽ được triển khai bởi Sala Đại Quang Minh tại nơi giao nhau dọc ranh phía Nam Thủ Thiêm và Sông Sài Gòn. Du thuyền với đủ loại kích cỡ sẽ cập cảng tại đây, dần dần thay thế khu cảng công nghiệp chính ở gần đó. Xung quanh khu cảng dự kiến là một quần thể các khu thương mại như nhà hàng, cửa hiệu và chòi nghỉ.

Phân khu số 8 Khu đô thị Thủ Thiêm

Khu chức năng số 8, đươc biết với tên gọi Khu ngập nước phía Nam, là khu vực phát triển sinh thái đa dạng nhất tại Thủ Thiêm.

Hầu hết khu vực là đất trồng đước, các tuyến giao thông đường thủy được nạo vét, các dự án phát triển phải cân nhắc nhằm bảo tồn khu vực quan trọng này của bán đảo hiện hữu.

Tại một đô thị phát triển và mở rộng cực nhanh như TPHCM, khu bảo tồn sinh cảnh này là một phần rất quan trọng đối với toàn thành phố, đồng thời đóng góp lớn cho hệ sinh thái của môi trường đô thị. 

Khi có đợt triều cường từ sông Sài Gòn đổ vào hệ thống kênh đào và rừng đước tại khu ngập nước này, nước sẽ được lọc và đổ ngược vào hệ thống giao thông đường thủy.

 Hiện có 3 dự án phát triển có ảnh hưởng lớn đến khu vực này : 

  • Một Khách sạn Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam nổi (dựng trên hệ cọc) được bố trí tại phía Tây. 
  • Một Công viên nước và một Khu nghiên cứu thực vật được xem xét bố trí cẩn trọng tai các khu vực khác. 

Các dự án này được thiết kế và quản lý theo phương thức bền vững, nhằm bảo đảm khu ngập nước phía Nam phát triển ổn định để phục vụ theo đúng vai trò đối với Thủ Thiêm, cũng như với toàn thành phố.

CƠ SỞ HẠ TẦNG CHÍNH TẠI KHU ĐÔ THỊ THỦ THIÊM

Cầu Thủ Thiêm 1:
  • Cầu Thủ Thiêm được hoàn thành vào năm 2007
  • Sau 13 năm khánh thành cây cầu đã trở thành tuyến đường chính nối liền quận Bình Thạnh và khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2).
  • Cầu thủ Thiêm nằm ở mặt tiếp giáp phía bắc của khu đô thị
  • Cầu được xây với tổng kinh phí đầu tư lên đến hơn 1000 tỷ đồng.
  • Chiều dài của cầu là 1,25km
  • Điểm đầu tại giao lộ Ngô Tất Tố- Nguyễn Hữu Cảnh, điểm cuối tại đường Lương Định Của
Cầu Thủ Thiêm 2:
  • Hiện tại đang được thi công
  • Dự kiến hoàn thành khi giải quyết xong vấn đề giải phóng mặt bằng.
  • Tổng kinh phí đầu tư của dự án là 4.260 tỷ đồng
  • Nối liền đại lộ Vòng Cung-R1 (Thuộc khu đô thị Thủ Thiêm) và quận 1.
  • Cầu Thủ Thiêm 2 dài 1,5km rộng 6 làn xe được thiết kế dạng dây văng bất đối xứng
  • Dự kiến là biểu tượng cổng chào từ Trung tâm thành phố qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cầu Thủ Thiêm 3:
  • Đã được chấp thuận và đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng.
  • Cầu Thủ Thiêm 3 có nhiệm vụ nối liền quận 4 và khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo dự kiến:

  • Đầu cầu phía quận 4 bắt đầu tại đường Tôn Đản
  • Băng qua Nguyễn Tất Thành
  • Bến cảng Nhà Rồng
  • Sông Sài Gòn
  • Và kết thúc tại khu chức năng số 2B, 2C của khu đô thị Thủ Thiêm.
Cầu Thủ Thiêm 4:
  • Xây dựng nhằm kết nối giao thông khu vực quận 2 và quận 7
  • Tổng kinh phí đầu tư là 5200 tỷ đồng.
  • Cầu có chiều dài là 2,2km, chiều rộng là 28m
  • 6 làn xe với hai bên cầu là đường bộ hành
  • Có thể chịu được động đất cấp 7 và tuổi thọ cầu là 100 năm.

Cầu Thủ Thiêm 4 cũng đang trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị khởi công.

Cầu đi bộ Thủ Thiêm:
  • Là cây cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn đầu tiên.
  • Cầu nối liền trung tâm thành phố quận 1 và Thủ Thiêm.
  • Ở phía quận 1, chân cầu nằm trong khu vực công viên cảng Bạch Đằng, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ.
  • Ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chân cầu đặt tại công viên bờ sông phía nam Quảng trường trung tâm.
  • Thiết kế kiến trúc cầu hình lá dừa nước, đây được coi là biểu tượng của miền Nam.
    Các tuyến đường chính Khu đô thị Thủ Thiêm
    Các tuyến đường chính Khu đô thị Thủ Thiêm

Các tuyến đường chính Thủ Thiêm

Dự án 4 tuyến đường chính tại Thủ Thiêm:
  • Dự án 4 tuyến đường chính Thủ Thiêm là dự án có kinh phí khổng lồ 12000 tỷ đồng
  • 4 con đường được các báo ví von là “con đường dát vàng” bởi chi phí đầu tư khủng của nó.
  • Dự án được khởi công vào năm 2014
  • Chủ đầu tư là công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh
  • Hình thức đầu tư là BT (xây dựng-chuyển giao).

4 tuyến đường chính Thủ Thiêm bao gồm:

  • Đại lộ vòng cung (R1)
  • Đường ven hồ trung tâm (R2)
  • Đường ven sông Sài Gòn (R3)
  • Đường vùng châu thổ khu dân cư (R4).
    4 tuyến đường Khu đô thị Thủ Thiêm
    4 tuyến đường Khu đô thị Thủ Thiêm

Hầm Thủ Thiêm

Hầm Thủ Thiêm tọa lạc tại đại lộ Đông Tây và chính thức được thông xe vào năm 2011.

Hầm có tổng chiều dài là 1.490m

Bắt đầu từ cầu Calmette đi xuyên qua sông Sài Gòn về phía khu đô thị Thủ Thiêm.

Được đầu tư số vốn hơn 1000 tỷ đồng

  • Hầm Thủ Thiêm có vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông khu vực quận 1 và quận 2
  • Rút ngắn khoảng cách di chuyển cho cư dân từ ngoại thành vào trung tâm thành phố
  • Giảm tải cho cầu Sài Gòn và Phà Thủ Thiêm
  • Đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố.

Công trình được đánh giá là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á.

Hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm

Đại lộ Mai Chí Thọ thuộc tuyến đại lộ Đông Tây quận 2

Đại lộ mai chí Thọ quận 2 là tuyến đường huyết mạch của quận 2 chia đôi bán đảo Thủ Thiêm.

Đại lộ được đưa vào sử dụng từ năm 2011, là trục giao thông xuyên suốt kết nối nhiều địa điểm trên địa bàn lại với nhau.

Theo đó, việc di chuyển của các phương tiện giao thông từ đây đến các khu vực lân cận trở nên dễ dàng và ít tốn kém thời gian.

Là tuyến được huyết mạch để đi vào Thủ Thiêm, góp phần giảm lượng người lưu thông vào phía bờ đông Sông Sài Gòn và phía nam thành phố.

Một giá trị lớn khác của đại lộ Đông-Tây, là cải tạo môi trường ven kênh, tạo vẻ mỹ quan cho thành phố.

Khu đô thị Thủ Thiêm ngày càng phát triển, 8 khu chức năng Thủ Thiêm và những công trình hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện.

Trong tương lai, khi hạ tầng Thủ Thiêm đồng bộ, ngoài việc phát triển về mặt kinh tế cho cả thành phố, còn phát triển về:
  • Mặt du lịch
  • Dịch vụ
  • Thị trường bất động sản ngày càng tăng nhiệt.

Một số dự án đầy tiềm năng đang xây dựng và sẽ được ra mắt trong năm 2020 có thể kể đến như:

 

Join The Discussion

Compare listings

Compare