Các tuyến đường Vành Đai TP Hồ Chí Minh

Các tuyến đường Vành Đai TP Hồ Chí Minh

Các tuyến đường Vành Đai TP Hồ Chí Minh có vị trí ở đâu, quy hoạch thế nào và dự kiến thi công và khép kín khi nào hoàn thiện là các thông tin mà khách hàng cũng như nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực quan tâm. Và với các tuyến đường Vành Đai này thì giao thông cũng như giá trị về Bất Động Sản nơi có các quyến đường này đi qua có ảnh hưởng gì không?

Đường Vành Đai là gì?

Khái niệm đường Vành Đai

Khái niệm Đường Vành Đai (đôi khi được gọi là đường bao) là đường chạy xung quanh nội đô, bao trọn lấy nội đô của một thành phố, một khu đô thị nào đó, nó có thể là một đường cao tốc đô thị hoặc đường xa lộ giúp cho các phương tiện trách được các đường nội đô, giảm bớt mật độ xe lưu thông.

Đường Vành Đai hoàn thiện là có thể tạo thành một đường bao khép kín, việc khép kín này có thể là tận dụng các đường hiện hữu rồi hoặc xây dựng các đoạn đường mới để phục vụ cho việc khép kín đường này sao cho phù hợp với hướng di chuyển và giảm bớt mật độ xe trong nội thành.

Mục đích của đường Vành Đai

Mục đích chính của đường này là tạo ra một đường đi mới nhanh hơn khi di chuyển từ hướng này qua hướng khác của một thành phố, hay từ một một thị trấn này qua một thị trấn khác của một khu đô thị mà không cần phải đi qua các trục đường nội ô tránh trường hợp kẹt xe, mật độ lưu thông cao.

Đường Vành Đai và đường tránh là hai khái niệm khác nhau, có thể coi đường Vành Đai là một đường tránh nhưng đường tránh không được xem là một đường Vành Đai, vì đường Vành Đai phải đi bao quanh một nội ô của đô thị nào đó.

Đường-vành-đai-2-hà-Nội
Đường vành đai 2 Hà Nội

Hiện nay các thành phố lớn trên thế giới hay một số tỉnh thành ở Việt Nam cũng đã áp dụng và cho thông xe các tuyến đường Vành Đai, cụ thể có thể kể đến:

  • Đại lộ Vành Đai Paris
  • Đường Vành Đai 1,2 ở Thủ Đô Hà Nội,….

Có bao nhiêu đường Vành Đai ở TP Hồ Chí Minh?

Theo quy hoạch đã được phê duyệt thì TP.HCM có tổng cộng 4 tuyến đường Vành Đai.

Trong đó tuyến đường Vành Đai 4 là bao quanh ngoài cùng của TP.HCM nhất và cũng là dài nhất, tuyến đường ngắn nhất và trong cùng là đường Vành Đai 1.

Sơ-dồ-các-tuyến-đường-vành-đai-tại-TP-Hồ-Chí-Minh
Sơ đồ các tuyến đường Vành Đai tại TP Hồ Chí Minh

Đường Vành Đai 1

Đường Vành Đai 1 theo cung đường khép kín như sau:

  • Quốc lộ 1A (bắt đầu từ nút giao thông Thủ Đức)
  • Nguyễn Văn Linh
  • Đường dẫn cầu Phú Mỹ
  • Cầu Phú Mỹ
  • Vành đai Đông
  • Nguyễn Thị Định
  • Xa lộ Hà Nội
  • Nút giao thông Thủ Đức.

Đây là cung đường nằm gần với trung tâm TP Hồ Chí Minh và đã được khép kín.

Đường-vành-đai-1-TP-Hồ-Chí-Minh
Đường Vành Đai 1 TP Hồ Chí Minh
UBND Thành Phố Hồ Chí cũng đã chọn đường Vành Đai 1 là ranh giới để phân biệt nội thành và ngoại thành để xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo Nghị Định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02-04-2010 của Chính Phủ.

Đường Vành Đai 2

Đường Vành Đai 2 được xem là đường Vành Đai quan trọng nhất với lộ trình các tuyến trải đều và có giao với các trục đường quan trọng của toàn TP Hồ Chí Minh, toàn tuyến khi khép kín sẽ dài 70km, đi qua các quận, huyện sau:

  • Quận 2
  • Quận 7
  • Quận 8
  • Quận 9
  • Bình Tân
  • Bình Chánh
  • Và Thủ Đức.
Đường-vành-đai-2-TP-Hồ-Chí-Minh
Đường Vành Đai 2 TP Hồ Chí Minh
  1. Đường bắt đầu từ nút giao thông cầu vượt Gò Dưa (Quốc lộ 1, Q.Thủ Đức) – nút giao thông cầu vượt Bình Phước (giao với Quốc lộ 13) – nút giao thông An Sương (giao với Quốc lộ 22): Đoạn này trùng với Quốc lộ 1 và đã hoàn thiện.
  2. Nút giao thông An Sương (giao với Quốc lộ 22) – ngã ba An Lập (vòng xoay Tân Tạo) (Quốc lộ 1 giao với đường Hồ Ngọc Lãm): Đoạn này trùng với Quốc lộ 1 và đã hoàn thiện.
  3. Đường Hồ Ngọc Lãm – bến phà Phú Định qua cầu kênh Đôi – đường Trịnh Quang Nghị – Nguyễn Văn Linh (giao với đường Trịnh Quang Nghị): Đoạn này chưa được khép kín hoàn toàn vì còn chờ làm cầu Phú Định.
  4. Đường Nguyễn Văn Linh – cầu Phú Mỹ: Đoạn này đã hoàn thiện. (đoạn này là trục đường Nguyễn Văn Linh ra cầu Phú Mỹ).
  5. Cầu Phú Mỹ – đường Võ Chí Công – cầu Phú Hữu: Đoạn này đã hoàn thiện.
  6. Cầu Rạch Chiếc – đường Võ Chí Công – ngã tư Bình Thái (trên trục đường xa lộ Hà Nội): Đoạn này mới hoàn thiện đoạn đường Võ Chí Công khu công nghệ cao, đoạn từ Võ Chí Công ra ngã tư Bình Thái, đoạn này chưa hoàn thiện.
  7. Ngã tư Bình Thái (trên trục đường xa lộ Hà Nội) – ngã ba Linh Đông (giao với đường Phạm Văn Đồng) – nút giao Gò Dưa: Đoạn đường Vành Đai này chưa hoàn thiện.
Đường-vành-đai-2-doạn-từ-Võ-Chí-Công-ra-hướng-ngã-tư-Bình-Thái
Đường Vành Đai 2 đoạn từ Võ Chí Công ra hướng ngã tư Bình Thái
Đường-vành-đai-2-doạn-từ-Võ-Chí-Công-ra-hướng-ngã-tư-Bình-Thái.
Đường Vành Đai 2 đoạn từ Võ Chí Công ra hướng ngã tư Bình Thái
Tuyến-Đường-vành-đai-2-khép-kín-tại-nút-giao-thông-Gò-Dưa
Đường Vành Đai 2 khép kín tại nút giao thông Gò Dưa

Hiện nay việc khép kín đường Vành Đai 2 còn phụ thuộc vào 3 đoạn đường là (3),(6) và (7) để đường này hoàn thành với tổng chiều dài gần 70km cho 8 – 10 làn xe lưu thông.

Trong đó đoạn 1:
  • Từ cầu Phú Hữu đến nút giao thông Bình Thái (Q.9)
  • Dài 3,8km (đi qua dự án Verosa Park)
  • Rộng 67m
Đoạn 2:
  • Từ nút giao thông Bình Thái đến ngã ba Linh Đông (Q.Thủ Đức)
  • Dài 2km
  • Rộng 67m
Và đoạn 3:
  • Từ nút giao thông An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh
  • Dài 5,3km
  • Rộng 60m.

Sở GTVT Thành Phố cho biết tổng mức đầu tư 3 đoạn đường vành đai trên khoảng 14.000 tỉ đồng và theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2019, các dự án khép kín đường vành đai 2 sẽ được trình HĐND Thành Phố thông qua chủ trương đầu tư. (nguồn: tuoitre.vn).

Dự án khép kín đường Vành Đai 2 đang thi công bị chậm trễ do bị ảnh hưởng nhiều nguyên nhân như tiền thi công, thời tiết, hạ tầng hỗ trợ,… nhưng nổi bật hơn hết là việc giải phóng và đền bù mặt bằng thi công. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022-2023 (nguồn:baogiaothong.vn)

Đường Vành Đai 3

  • Dự án đường Vành Đai 3 được phê duyệt năm 2011 và điều chỉnh năm 2013
  • Với tổng chiều dài là 89,3 km (phải làm mới 73 km)
  • Đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai
  • Đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên
  • Là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h.
Tuyến-Đường-vành-đai-3-TP-Hồ-Chí-Minh
Đường Vành Đai 3 TP Hồ Chí Minh

Đường Vành Đai 3 được chia làm 4 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,28 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường vành đai 3 Nhơn Trạch) và TPHCM.
  • Đoạn 2: Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường vành đai 3 Bình Dương), dài 16,7 km. (đã hoàn thiện và khai thác).
  • Đoạn 3: Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM.
  • Đoạn 4: Đoạn Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9 km, đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An.
Các-giai-doạn-của-tuyến-đường-vành-đai-3
Các giai đoạn của đường Vành Đai 3

Theo Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng Cửu Long (Bộ Giao thông vận tải), do đây là dự án có vốn vay ODA từ Hàn Quốc nên phải có khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Dự án này sẽ được khởi công vào quý III năm 2021, do vậy việc giải phóng mặt bằng cần được triển khai từ bây giờ để kịp tiến độ, dự kiến đến cuối tháng 6-2021, việc bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư sẽ được hoàn thành.

Công văn mới nhất liên quan đến đường Vành Đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Dự án 1A thuộc đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch (giai đoạn một) tuyến Vành đai 3 TP HCM vừa ký hợp đồng tư vấn để chuẩn bị khởi công năm nay, giúp tăng nối kết vùng.

Thông tin được ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (đơn vị thay Bộ Giao thông Vận tải quản lý dự án) cho biết chiều 20/2. Đơn vị tư vấn trúng thầu là Công ty Pyunghwa Engineering Consultants Ltd (Hàn Quốc), ký hợp đồng một năm để thực hiện các dịch vụ thiết kế kỹ thuật và hỗ trợ đấu thầu.

Đường Vành Đai 4

  • Có tổng chiều dài là 196,5 km
  • Với quy mô 6 – 8 làn xe
  • Có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng.
  • Lộ giới lớn nhất khoảng 121,5 m
  • Tuyến đường đươc xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật loại A
  • Và với vận tốc thiết kế 80 – 100 km/h.
Đường-vành-đai-4-TP-Hồ-Chí-Minh
Đường Vành Đai 4 TP Hồ Chí Minh
  • Đoạn 1: Đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) đến Trảng Bom – Đồng Nai (quốc lộ 1A).
  • Đoạn 2: Đoạn từ quốc lộ 1A (Trảng Bom – Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương) dự kiến hoàn thành trước 2025.
  • Đoạn 3: Đoạn quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương) đến quốc lộ 22 (Củ Chi – TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2024.
  • Đoạn 4: Từ quốc lộ 22 (Củ Chi – TP Hồ Chí Minh) đến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương (Bến Lức – Long An) dự kiến hoàn thành trước 2023.
  • Đoạn 5: Đoạn Bến Lức – Long An (giao với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương) đến cuối tuyến trục Bắc – Nam TP Hồ Chí Minh (cảng Hiệp Phước – TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2017.

Những kỳ vọng từ các tuyến đường Vành Đai

  • Giải quyết bài toán quá tải xe lưu thông ở nội thành TP Hồ Chí Minh
  • Giúp việc lưu thông giữa các hướng, các tính vùng ven TP Hồ Chí Minh không bị phụ thuộc vào các tuyến đường nội thành, di chuyển dễ hơn.
  • Làm thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng của vùng ngoại thành.
  • Phù hợp với xu hướng kéo giãn dân ra ngoại thành của TP Hồ Chí Minh.
  • Từ đó chắc chắn sẽ làm giá trị bất động sản vùng ven được đẩy cao, cơ hội cho nhà đầu tư.
  • Giúp TP Hồ Chí Minh tiến gần hơn với các tỉnh vùng ven, khai thác kết nối giao thương với các tỉnh này tốt hơn và với những tuyến đường Vành Đai này, TP Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, giúp TP ngày một tốt hơn.

Link nguồn

Join The Discussion

Compare listings

Compare
Search
Price Range From To
Other Features