TP Hồ Chí Minh sẽ trở thành một Thượng Hải khác trong tương lai?

TP Hồ Chí Minh sẽ trở thành một Thượng Hải khác

Vào cuối năm 1994, khi nhận lời quy hoạch Khu Trung tâm đô thị Nam Sài Gòn, KTS tài danh hàng đầu Nhật Bản Kenzo Tange, tuổi đã gần 90 vẫn muốn đích thân bay đến TP.HCM một lần cho biết.

Theo cụ nói thì ở Châu Á chỉ có 3 thành phố có tầm quan trọng nổi bật đối với thế giới thôi, đó là Tokyo, Thượng Hải và TP Hồ Chí Minh.

Nói xong cụ giở bản đồ ra:

  • Các bạn có thấy không, TP HCM chính là ngã ba đường lên Bắc xuống Nam, qua Đông sang Tây kể cả đường không và đường biển.
  • Đây chính là nơi hội tụ và là nơi xuất phát của mọi yếu tố liên quan đến sự phát triển và tồn tại của toàn khu vực rất quan trọng này.
  • TP HCM là tâm điểm của một vùng đất đầy tiềm năng phát triển mà cho đến bây giờ vẫn chưa khai phá được bao nhiêu cả!

Bùng nổ và thách thức

Cũng giống như các thành phố lớn ở Đông Nam Á như:

  • Jakarta
  • Bangkok
  • Manila
  • Kuala Lumpur…

TP HCM đang thật sự đối mặt với các vấn đề kinh tế – xã hội lẫn quản lý, chính sách mang đặc điểm “Vùng đại đô thị” có quy mô 10 – 20 triệu dân.

Các KTS Kenzo Tange và Ngô Viết Thụ tại TP Hồ Chí Minh, 1994
Các KTS Kenzo Tange và Ngô Viết Thụ tại TP Hồ Chí Minh, 1994

Sau “bùng nổ đô thị” lần thứ nhất thời Mỹ, TP Hồ Chí Minh lại kinh qua một sự bùng nổ đô thị lần thứ hai kể từ năm 1990 trong thời Mở cửa, đã có tác động tích cực đưa thành phố vào hàng các đô thị năng động và đông dân ở Đông Nam Á.

Mấy mươi năm trở lại đây, đã xuất hiện nhiều khu đô thị và công trình hạ tầng quy mô lớn như:
  • Công cuộc giải tỏa rạch Thị Nghè – Nhiêu Lộc
  • Xây dựng Nam Sài Gòn
  • Các cao ốc khu trung tâm
  • Hình thành các đại lộ Đông Tây
  • Các đường cao tốc tỏa đi Đà Lạt, ra Long Thành, xuống Mỹ Tho
  • Các cây cầu vượt sông Sài Gòn.
  • Hệ thống xe điện ngầm
  • Các Khu công nghiệp Tân Tạo
  • Khu công nghệ cao quận 9 và khu Đại học Quốc gia
  • Bước đầu hình thành dự án Thủ Thiêm
  • Xây mới Ga Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Chuẩn bị làm Ga Quốc tế Long Thành quy mô lớn…

Những dự án này rõ ràng đang và sẽ làm thay đổi bộ mặt thành phố thời mở cửa và hội nhập thế giới.

Vị trí trung tâm TP Hồ Chí Minh giữa lòng Đông Nam Á
Vị trí trung tâm TP Hồ Chí Minh giữa lòng Đông Nam Á
Nam Sài Gòn là giải pháp đô thị nhằm:
  • Tạo ra một khu đô thị mới bên cạnh các quận trung tâm
  • Đưa thành phố tiến ra biển
  • Nối kết với đồng bằng sông Cửu Long.

Sau đó, TP Hồ Chí Minh đã chọn các phương án của nhiều công ty tư vấn quy hoạch đô thị quốc tế lớn như:

  • Sasaki
  • Nikken Sekkei
  • Deso

Nhằm hoàn chỉnh khu trung tâm TP Hồ Chí Minh mở rộng.

Dự kiến khu đô thị bán đảo Thủ Thiêm khi hình thành sẽ là công trình mang “dấu ấn thế kỷ”

Hy vọng sẽ trở thành một Phố Đông hiện đại và năng động kiểu Thượng Hải.

TP Hồ Chí Minh đang lớn lên từng ngày
TP Hồ Chí Minh đang lớn lên từng ngày
Ngày nay, cơ thể của TP Hồ Chí Minh và các thành phố xung quanh đang lớn lên từng ngày:
  • Đòi hỏi chiếc áo phải được thiết kế lại và may mới
  • Cứ tiếp tục nới ra hay đắp vá thêm không còn phù hợp nữa.

Nếu làm được như thế, vùng đại đô thị, lõi trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP HCM sẽ phát huy được nhiều hơn nữa vai trò là đầu tàu trong tiến trình phát triển của Nam bộ cũng như cả nước.

Còn nếu cứ giữ nguyên như hiện nay (quy mô, cách thức quản lý), nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm tới.

Mỗi khu vực có thể lựa chọn cho mình mô hình vùng đại đô thị khác nhau

Nhưng quan trọng nhất là phải tìm mọi cách phá thế đơn độc để hòa nhập vào không gian kinh tế, văn hóa – xã hội rộng lớn hơn, vượt ra khỏi biên giới hành chính hiện hữu.

Việc chuyển sang vùng đại đô thị sẽ giải quyết được một cách căn bản những vấn nạn bên trong mỗi đô thị lớn như:
  • Tắc nghẽn giao thông
  • Quá tải dân số
  • Ô nhiễm môi trường

Và chủ động điều phối được những quan hệ giữa các đô thị trong toàn vùng về:

  • Thị trường lao động
  • Hàng hóa
  • Vốn và các nguồn lực từ bên ngoài.

Học hỏi được gì từ Thượng Hải?

Từ mấy năm nay, mọi người vẫn bàn thảo về hướng phát triển tương lai, có ý kiến cho rằng TP HCM sẽ là một Thượng Hải mới.

Có cơ sở nào để xác định điều đó? Ta có rút ra được các bài học kinh nghiệm nào về hướng phát triển này?

Hiện nay Thượng Hải chẳng những là một siêu đô thị mà đã là trung tâm của một vùng đại đô thị cực lớn quy mô trên 20 triệu dân, đầu tàu phát triển của Trung Quốc.

Thượng Hải đã phát triển nhanh chóng kể từ thập niên 1980 của thế kỷ 20 cho đến nay

Giành lại vị thế hàng đầu của mình, sánh vai và vượt xa các thành phố lớn trong khu vực như Hong Kong và Singapore.

Điều này chắc chắn đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho TP HCM
  • Do điều kiện phát triển của Thượng Hải có nhiều điểm tương đồng
  • Tương đồng về các mặt địa – chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
  • Tương đồng về cơ chế quản lý đang thay đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường.

Trong bối cảnh các nhà lãnh đạo TP HCM mong muốn thành phố sẽ phát triển vượt bậc, giành lại vị thế hàng đầu khu vực như Thượng Hải, các kinh nghiệm bảo tồn và phát triển tại Thượng Hải nên được tham khảo tỉ mỉ và áp dụng có chọn lọc cho việc bảo tồn và phát triển TP HCM, đặc biệt là ở khu trung tâm hai bờ Đông – Tây (Thủ Thiêm và Q.1) của thành phố.

Trọng tâm ta nên chú ý đến các vấn đề chiến lược phát triển và quản lý đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế kiến trúc, bảo tồn di sản và xây dựng bản sắc văn hóa đô thị.

TP HCM chỉ có thể trở thành “Hòn ngọc Viễn Đông” tỏa sáng và đáng sống hoặc một vùng đại đô thị kiểu Thượng Hải phát triển hàng đầu châu Á khi rút ra được các bài học và đề ra được định hướng, chiến lược phát triển bền vững phù hợp.

Bài học nào từ Thượng Hải ?

KTS Ngô Viết Nam Sơn đã từng cùng các chuyên gia quy hoạch Mỹ SOM (công ty thiết kế kiến trúc – quy hoạch Skidmore, Owings & Merrill) trong những năm 1990 tham gia chỉnh trang và quy hoạch Thượng Hải, đã nêu ra bài học Thượng Hải:

Trước hết là tầm nhìn, lãnh đạo Trung Quốc đã sáng suốt và nhất quán ngay từ đầu:
  • Quyết tâm xây dựng Thượng Hải thành đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước với câu châm ngôn: “Phục vụ cả nước, đối mặt với thế giới”
  • Đồng thời đề ra kế hoạch thu hút nhân tài và nguồn lực khắp nơi.
Nhà nước Trung Quốc đã định hướng và tạo tiền đề:
  • Giao quyền tự chủ cho đặc khu Thượng Hải thi đua phát triển thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn của vùng Đông Á
  • Vượt qua mặt Hong Kong và Singapore.
    Thượng hải ngày nay
    Thượng hải ngày nay
Biến Thượng Hải trở thành nơi đáng sống và thu hút đầu tư trong nước lẫn nước ngoài:
  • Thượng Hải đã thật sự quy tụ được chuyên gia giỏi trong nước và quốc tế về đây
  • Đặc biệt là thu hút vốn công – tư mạnh mẽ
  • Được giao quyền tự chủ quyết định.
Dồn sức đào tạo thế hệ tương lai:
  • Các đại học ở Thượng Hải
  • Học sinh và sinh viên được quốc tế đánh giá vào top đầu thế giới
Phân công cụ thể phát triển song song:
  • Chỉnh trang Phố Tây cũ cho năng động hơn, chú ý bảo tồn di sản và cây xanh
  • Xây dựng mới Phố Đông theo hướng hiện đại nhất của thế giới, hướng mạnh về tương lai
Phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch đô thị và giao thông nhằm:
  • Tạo các mạng giao thông thủy và metro
  • Xe bus ưu tiên mở các đường huyết mạch đến các thành phố vệ tinh
  • Duy trì vành đai xanh nông nghiệp
  • Phối hợp liên kết vùng khá chặt chẽ
Liên tục giữ GDP phát triển hai con số suốt 14 năm
Tuy vậy, hiện nay Thượng Hải cũng có mặt trái của chiếc mề đay hào nhoáng:
  • Nạn ô nhiễm khá nghiêm trọng
  • Hố sâu ngăn cách giàu – nghèo rõ nét

Phố Đông tuy hiện đại nhưng thiếu sức sống văn hóa, nhàm chán kiểu thành phố quốc tế chung chung.

Theo KTS Nguyễn Hữu Thái

Join The Discussion

Compare listings

Compare