Thông tin cầu Thủ Thiêm 2
Cầu Thủ Thiêm 2 là cây cầu dây văng đường bộ đang được xây dựng bắc qua sông Sài Gòn.
Cầu nối đường Tôn Đức Thắng Quận 1 thẳng qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm Quận 2 TP Hồ Chí Minh.
Dự án với tổng vốn đầu tư 4.260 tỷ đồng.
Cầu được khởi công xây dựng vào đầu 2015 và dự kiến hoàn thành năm 2020.
Do UBND TP.HCM chỉ định Công ty CP Đại Quang Minh làm chủ đầu tư & Công ty TNHH Freyssinet Việt Nam thi công.
Cầu Thủ Thiêm 2 đã được thi công 4 năm tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Vậy thì Dự án Cầu Thủ Thiêm 2 bao giờ hoàn thành?
Các bạn xin tham khảo thêm thông tin về Cầu Thủ Thiêm 2 mới nhất tháng 3/2021 sau đây
Chi tiết về dự án Cầu Thủ Thiêm 2
- Tên dự án: Cầu Thủ Thiêm 2
- Vị trí dự án: Điểm đầu giao lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẫn, Quận 1 & Điểm cuối là Đại lộ Vòng Cung (Tuyến R1), Quận 2
- Kiểu cầu: Cầu dây văng bất đối xứng
- Tổng chiều dài: 1,4 km
- Khoảng cách dài nhất: 885 m
- Bắc qua: Sông Sài Gòn
- Khởi công: 3 tháng 2 năm 2015
- Kiến trúc: Cầu Rồng cao 113 m
- Nhịp chính: 885 m
- Cầu có quy mô 6 làn xe: trong đó có 4 làn ôtô và 2 làn xe hỗn hợp
- Chủ đầu tư là Công ty CP Đại Quang Minh
- Đơn vị xây dựng là Freyssinet Quốc Tế
- Đơn vị tư vấn thiết kế WSP Phần Lan
- Dự kiến hoàn thành: 30 tháng 4 năm 2020
Là biểu tượng cổng chào từ trung tâm thành phố qua Đô thị mới Thủ Thiêm.
Tiến độ cầu Thủ Thiêm 2 trong tháng 3/2021 đang diễn ra tới đâu?
Theo kế hoạch ban đầu thì cầu phải hoàn thành vào thời điểm ngày 30/04/2018
Tuy nhiên đến nay công trình vẫn đang rất chậm, ỳ ạch, phần lớn khó khăn nằm ở phần giải phóng mặt bằng.
Tháng 9.2020, công trình cầu Thủ Thiêm 2 đạt khoảng 70% khối lượng thì phải tạm dừng thi công do mặt bằng phía quận 1 và nhà máy Ba Son chưa giải tỏa xong.
Hiện nay, mặt bằng dự án ở quận 1 còn vướng:
- Đền bù giải tỏa 11.114m2 đất của nhà máy Ba Son
- 1.607m2 đất của Bộ Tư lệnh Hải quân
- 158,7m2 đất của Văn phòng Chính phủ quản lý.
Do đó, nhà thầu chưa thể thi công nối nhịp cầu và lắp đặt dây văng nhịp cầu từ phía Khu đô thị mới Thủ Thiêm sang bờ quận 1
Cũng chưa thể thi công các nhánh cầu ở phía quận 1.
Lãnh đạo Sở GTVT TPHCM vừa cho biết nếu có mặt bằng sạch phía quận 1 trong tháng 6 năm nay thì đến giữa năm 2022 cầu Thủ Thiêm 2 mới được đưa vào khai thác.
Dự án 4 tuyến đường chính trong KĐT mới Thủ Thiêm “lùi ngày về đích”
Theo Báo Thanh Niên:
- DA 4 tuyến đường chính trong Thủ Thiêm có tổng mức đầu tư được phê duyệt 12.182 tỉ đồng
- Khởi công từ tháng 2.2014
- Dự kiến hoàn thành sau 36 tháng nhưng đến nay mới đạt hơn 87% khối lượng.
4 tuyến đường chính đã hoàn thành từ 89 – 98% nhưng
- Các gói thầu khác về cung cấp dây điện,
- Di dời và tái lập hạ tầng hiện hữu,
- Lắp đặt điện nước tạm phục vụ thi công,
- Cầu cạn qua quảng trường trung tâm…
Chỉ mới đạt hơn 44,7%.
Hiện DA 4 tuyến đường chính còn vướng mặt bằng của 10 hộ dân, 1 đơn vị, 1 cơ sở tôn giáo và 6 ngôi mộ với tổng diện tích hơn 1,8 ha.
Do chậm bàn giao mặt bằng nên tháng 6.2017, UBND TP và chủ đầu tư là Công ty Đại Quang Minh đã ký phụ lục hợp đồng để gia hạn tiến độ hoàn thành công trình tại các vị trí vướng mặt bằng.
Đối với một số đoạn đường hoàn thành, Sở GTVT đã tiếp nhận, quản lý và khai thác tạm thời.
Chủ đầu tư cho biết thực tế nhiều phân đoạn không vướng mặt bằng đã hoàn thiện hệ thống chiếu sáng, cây xanh, cấp nước nhưng chưa được nghiệm thu do chưa đấu nối được với hệ thống cấp nước, điện của TP.HCM.
Ngoài ra, các phân đoạn được bàn giao cho TP.HCM khai thác, sử dụng nhưng nhà đầu tư vẫn phải chi trả chi phí tưới cây.
Ảnh hưởng của chậm tiến độ
Việc chậm tiến độ của cây cầu này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, công ty ở khu vực có công trình này thi công.
Kèm theo đó là làn đường bị thu hẹp lại do rào chắn công trình cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông của khu vực này thời gian qua.
Kết nối giao thông của cầu Thủ Thiêm 2 khi hoàn thành
Công trình nhằm kết nối giao thông giữa Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Thành phố Thủ Đức) với quận 1 – khu trung tâm TPHCM.
Cầu khi hoàn thành giúp giảm tải giao thông của Quận 1, giúp việc di chuyển qua Quận 2 cũng được thuận tiện hơn.
Tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm sông Sài Gòn.
Với những giá trị mà cây cầu này mang lại, chắc chắn làm cho các khu vực liên quan nói riêng và TP.HCM nói chung thay đổi tích cực đáng kể, gia tăng giá trị bất động sản, giao thông, hạ tầng…
Tuy nhiên cũng hy vọng rằng dự án sớm hoàn thành để người dân Sài Gòn được tận hưởng lợi ích mà cây cầu này mang lại.