Quy hoạch Long An giai đoạn 2021-2030 – Tầm nhìn đến 2050 có gì đáng chú ý?

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Quy hoạch Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chủ yếu là:

  • Về việc nâng cấp các loại đô thị
  • Nâng cấp đường quốc lộ
  • Xây dựng thêm các tiện ích công cộng
  • Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương
  • Làm tương xứng với vị trí cửa ngõ kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Sơ lược những thông tin cơ bản về tỉnh Long An

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Tỉnh Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Long An là 449.194,49 ha

Dân số đạt 1.688.547 người (theo số liệu điều tra dân số tháng 4/2019).

Tọa độ địa lý: 105030′ 30” đến 106047′ 02” kinh độ Đông và 10023′ 40” đến 11002′ 00” vĩ độ Bắc.

Tỉnh Long An có vị trí địa lý cụ thể như sau:

– Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, TP.HCM và tỉnh Svay Rieng của Campuchia

– Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp

– Phía Đông và Đông Bắc giáp TP.HCM

– Phía Tây giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia.

Các điểm cực của tỉnh Long An:

– Điểm cực Bắc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng

– Điểm cực Nam tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành

– Điểm cực Đông tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc

– Điểm cực Tây tại xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng.

Như vậy, dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, đặc biệt là tiếp giáp với TP.HCM nên sở hữu nhiều tiềm năng lớn từ mạng lưới giao thông phát triển, liên kết vùng chặt chẽ, thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế-xã hội.

Long An được coi là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2019, Long An là đơn vị hành chính lớn thứ 15 cả nước về số dân.

Trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP (tổng sản phẩm trên địa bản), Long An xếp thứ 12 về GRGP, xếp thứ 13 về GRDP bình quân đầu người, xếp thứ 14 về tốc độ tăng trưởng GRDP.

Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện:
Bản đồ hành chính tỉnh Long An đồ hành chính tỉnh Long An
Bản đồ hành chính tỉnh Long An đồ hành chính tỉnh Long An
  • Đức Huệ
  • Đức Hòa
  • Bến Lức
  • Cần Đước
  • Cần Giuộc
  • Thủ Thừa
  • Tân Trụ
  • Châu Thành
  • Thạnh Hóa
  • Tân Thạnh
  • Mộc Hóa
  • Vĩnh Hưng
  • Tân Hưng.

Toàn tỉnh có 188 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 161 xã, 12 phường và 15 thị trấn.

Tỉnh lỵ của Long An là thành phố Tân An, cách trung tâm TP.HCM khoảng 45 km theo đường Quốc lộ 1A.

Về điều kiện tự nhiên và khí hậu Long An:

Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên có nền nhiệt ẩm phong phú, lượng nắng nhiều, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn (tổng nhiệt độ trung bình của một mùa) cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, thời tiết khá ôn hòa.

Nhiệt độ trung bình hàng tháng ở Long An dao động giữa khoảng 27,2 – 27,7 °C. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 – 1.325 mm, trong đó mùa mưa chiếm trên 70-82% tổng lượng mưa trong cả năm.

Mưa phân bổ không đồng đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh TP.HCM xuống phía Tây và Tây Nam, lượng mưa thấp nhất ở các huyện phía Đông Nam gần biển.

Khí hậu Long An chia thành 2 mùa khá rõ rệt:

  • Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, có gió Đông Bắc thổi, tần suất 60-70%.
  • Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có gió Tây Nam với tần suất 70%.

Độ ẩm trung bình hàng năm là 80-82%.

Tổng tích ôn năm đạt từ 9.700 -10.100 °C.

Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8-7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500-2.800 giờ.

Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4 °C. Khí hậu Long An nhìn chung khá ôn hòa.

Về địa hình Long An:

Tỉnh Long An thuộc phần chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

Đại hình phía Bắc và Đông Bắc có một số gò đồi thấp, khu vực trung tâm là vùng đồng bằng, phía tây nam là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn.

Về thổ nhưỡng, tỉnh Long An có 6 nhóm đất chính nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị phèn, chua.

Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tổng chiều dài lên tới 8.912 km, đáng chú ý có sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ chảy qua địa bàn tỉnh.

Về kinh tế Long An

Do vị trí giáp ranh với đầu tàu kinh tế cả nước là TPHCM, tỉnh Long An được xem là dấu gạch nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Đông và Tây Nam Bộ, thừa hưởng nhiều tiềm năng tăng trưởng lớn.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng kinh tế bình quân của Long An đạt 9,11%/năm, dẫn đầu khu vực ĐBSCL.

Với dân số gần 2 triệu người (đứng thứ 15 cả nước), Long An cũng là địa phương có mật độ dân số cao, nguồn lao động trẻ dồi dào để phục vụ các chiến lược phát triển kinh tế.

Trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – tài chính – công nghệ cao của TPHCM:

Long An được xem như khu vực mở rộng để di dời các nhà máy công nghiệp một cách thuận tiện nhất nhờ sự gần gũi về địa lý và mạng lưới giao thông liên kết khá hoàn chỉnh.

Với 36 khu/cụm công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 80%, Long An đang trở thành một trung tâm công nghiệp – dịch vụ của vùng ĐBSCL.

Về hệ thống giao thông-hạ tầng Long An:

Long An hiện đang hoàn thành việc nâng cấp các tuyến Quốc lộ 1A, 50, 62, N2.

Các tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Bến Lức – Long Thành giúp Long An kết nối trực tiếp với hệ thống cảng Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành…

Cũng đang hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng như các khu vực lân cận.

Mới đây, chính quyền TP.HCM đã làm việc với các tỉnh, thành nhằm điều chỉnh lại hướng tuyến xây dựng tuyến đường sắt đi qua địa bàn TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD.

Tuyến đường Vành đai 4 đoạn

  • Bến Lức – Hiệp Phước
  • Metro 3A Bến Thành – Tân Kiên đang khởi động

Trong khi cao tốc

  • Bến Lức – Long Thành
  • TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ sắp được đưa vào khai thác không chỉ xây dựng hệ thống giao thông hiện đại cho vùng đô thị TP.HCM mà còn mở đường cho sự hình thành các đô thị vệ tinh ở Long An.

    Mạng lưới hạ tầng - giao thông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội thần tốc của Long An những năm gần đây.
    Mạng lưới hạ tầng – giao thông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội thần tốc của Long An những năm gần đây.

Quy hoạch Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cùng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội không phải nơi nào cũng có được, tỉnh Long An đã và đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như người mua bất động sản.

Các thông tin quy hoạch Long An được nhiều người quan tâm theo dõi.

Ngày 16/4/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việc lập quy hoạch Long An phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của:

  • Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030
  • Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của cả nước
  • Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững
  • Chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển Việt Nam đến năm 2045
  • Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên
  • Bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

Theo đó, tỉnh Long An được định hướng phát triển bền vững theo hướng chú trọng phát triển:

  • Nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, năng suất lớn, chất lượng cao
  • Kết hợp với công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử.
Việc lập quy hoạch Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dựa trên cơ sở:

Đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương;

Đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của tỉnh;

Đánh giá khả năng khai thác các liên kết vùng, địa phương trong cả nước

Đặc biệt là kết nối giữa tỉnh Long An với TP.HCM, các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng biên giới Việt Nam – Campuchia trên các lĩnh vực quan trọng như:
  • Phát triển đô thị
  • Công nghiệp
  • Kết nối hạ tầng
  • Quản lý tài nguyên
  • Bảo vệ môi trường
  • Cân đối cung cầu các thị trường hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
Xây dựng Long An phát triển nhanh và bền vững trên cả ba trụ cột:
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Và môi trường.

Bên cạnh đó, quy hoạch cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân.

  • Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế
  • Quan tâm đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng biên giới
  • Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, tạo sự thống nhất trong đa dạng nền văn hóa Việt Nam
  • Tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội
  • Sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu
  • Tái cơ cấu dân cư theo hướng tập trung để tiết kiệm chi phí hạ tầng.

Quy hoạch được phê duyệt sẽ là cơ sở và định hướng quan trọng để tỉnh Long An tập trung kêu gọi đầu tư và phát triển kinh tế.

Với nhiệm vụ được giao, hiện tỉnh Long An đang triển khai nghiên cứu, lập quy hoạch theo quan điểm, định hướng, yêu cầu cụ thể và báo cáo chính phủ về quy hoạch Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong thời gian tới.

Dưới đây là một số thông tin tham khảo về quy hoạch hạ tầng, đô thị Long An mới nhất:

Giai đoạn 2021-2025: Thành lập mới 3 đô thị và nâng loại 3 đô thị. Lộ trình, kế hoạch nâng loại và thành lập đô thị như sau:

– Đô thị vùng kinh tế trọng điểm:

  • Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại III (thị trấn Cần Giuộc).
  • Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (đô thị Đông Hoà, đô thị Đông Thành).

– Đô thị vùng Đồng Tháp Mười: Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (đô thị Khánh Hưng, đô thị Thái Bình Trung).

– Đô thị khác: Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (đô thị Mỹ Quý).

Giai đoạn 2026-2030: Thành lập mới 4 đô thị, nâng loại 3 đô thị. Lộ trình, kế hoạch và thành lập đô thị như sau:

– Đô thị vùng kinh tế trọng điểm:

  • Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I (thành phố Tân An)
  • Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị II (thị trấn Bến Lức)
  • Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (thị trấn Mỹ Hạnh, thị trấn Lương Hoà).

– Đô thị vùng Đồng Tháp Mười:

  • Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị II (thị xã Kiến Tường).
  • Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (đô thị Hậu Thạnh Đông).

– Đô thị khác: Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (đô thị Lạc Tấn).

Quy hoạch thành phố Tân An

Vị trí địa lí, vùng liên kết của thành phố Tân An

Thành phố Tân An nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Long An.

  • Phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa
  • Phía Đông giáp huyện Tân Trụ
  • Phía Đông Nam giáp huyện Châu Thành
  • Phía Tây Bắc giáp huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang
  • Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang.

Thành phố Tân An nằm về phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45km theo đường Quốc lộ 1A.

Thành phố Tân An là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh Long An.

Tân An vừa nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phát triển phía Nam, vừa là cửa ngỏ kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có trục giao thông chính thủy bộ chạy ngang Quốc lộ 1A, Quốc lộ 62 và sông Vàm cỏ Tây.

Vị trí địa lý như trên tạo cho thành phố Tân An nhiều tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An nói chung và thành phố Tân An nói riêng.

Hạ tầng và mạng lưới giao thông tại thành phố Tân An

Các trục giao thông chính của thành phố Tân An gồm có:

  • Quốc lộ 1A
  • Tuyến Cao tốc Trung Lương – TP.HCM,
  • Quốc lộ 62
  • Tỉnh lộ 833
  • Tỉnh lộ 834
  • Tỉnh lộ 827

Đây là những con đường giao thông huyết mạch, nối kết thành phố Tân An với các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong vùng.

Trong nội ô Tân An đang tích cực mở đường, nâng cấp chỉnh trang bộ mặt đô thị. Nhiều dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đang được thực hiện nhanh chóng:

– Dự án đường Vành đai thành phố và cầu Tân An 3 (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) với vốn đầu tư hơn 3000 tỷ đồng

– Dự án cầu Hùng Vương (Tân An 4) thuộc đường Hùng Vương nối dài

– Dự án đường Hùng Vương nối dài (giai đoạn 2)

– Dự án nâng cấp mở rộng QL62 từ QL1 đến Cao tốc

– Dự án nâng cấp mở rộng ĐT833 từ vòng xoay phường 5 đến nút giao Trần Minh Châu

– Dự án mở rộng tuyến tránh Tân An

Hệ thống hạ tầng tại thành phố Tân An cũng đang được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, tiêu biểu có thể kể đến như:

– Bệnh viện Đa khoa Long An

– Bệnh viện Sản Nhi

– Nhà văn hóa Thiếu nhi tỉnh

– Công viên thành phố

– Trung tâm Văn hóa – Thể thao thành phố

– Cụm tượng đài Long An

– Cầu Nguyễn Huệ

Bên cạnh đó, mảng xanh đô thị, không gian sinh hoạt công cộng cũng được chú trọng phát triển.

Bản đồ quy hoạch thành phố Tân An

Từ một đô thị loại III, thành phố Tân An đã phấn đấu để được công nhận là đô thị loại II vào tháng 9/2019.

Theo quy hoạch xây dựng chung, đến năm 2030, toàn tỉnh Long An sẽ có 25 đô thị, trong đó thành phố Tân An đặt mục tiêu trở thành đô thị loại I.

Với mục tiêu xây dựng thành phố Tân An trở thành:
  • Thành phố thương mại – dịch vụ hành chính, sinh thái, phát triển bền vững, chất lượng cao
  • Có kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
  • Đời sống vật chất và tinh thần người dân không ngừng được nâng cao

Tỉnh Long An đã ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho hệ thống các công trình hạ tầng đô thị khu vực nội thành của thành phố Tân An được xây dựng hoàn chỉnh

  • Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc được chỉnh trang và từng bước ngầm hóa
  • Mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn được đầu tư xây dựng.
Đến năm 2020, tỉnh đã hoàn thành các công trình trọng điểm của thành phố như:
  • Kè sông Bảo Định (từ đập Bảo Định tới đường Lò Lu)
  • Kè sông Vàm Cỏ Tây (khu vực phường 1, phường 2, phường 3, phường 6)
  • Kè kênh vành đai
Đường vành đai và đường vòng tránh của thành phố Tân An có:
  • Cầu nối qua sông Vàm Cỏ Tây (mở rộng, xây thêm cầu qua sông Vàm Cỏ Tây đoạn qua thành phố)
  • Tạo trục cảnh quan đường Hùng Vương và hai bờ sông Vàm Cỏ Tây đoạn qua thành phố Tân An.

Thành phố Tân An ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch nhằm thu hút lực lượng trí thức, lao động lành nghề và ít ảnh hưởng đến môi trường;

Đảm bảo 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm.

Thành phố xây dựng các khu vực sản xuất chuyên canh nông nghiệp chất lượng cao, phát triển công nghệ sinh học và tạo giống cây trồng, vật nuôi

Đồng thời, có giải pháp đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế trang trại, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Đồng thời, thành phố Tân An cũng chú trọng phát triển nông nghiệp ven đô:

Theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến, chú trọng phát triển rau an toàn; hoa cây, cá kiểng; kinh tế vườn, nông nghiệp sinh thái đô thị…

Tỉnh đầu tư xây dựng Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học để khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn thành phố Tân An và cả tỉnh.

Thành phố Tân An đang phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2030.
Quy hoạch Long An - thành phố Tân An đang được đầu tư mạnh để trở thành đô thị loại I vào năm 2030
Quy hoạch Long An – Thành phố Tân An đang được đầu tư mạnh để trở thành đô thị loại I vào năm 2030

Được quy hoạch trên diện tích hơn 8.000ha, dự báo đến năm 2030:

  • Dân số đô thị của thành phố Tân An tỉnh Long An đạt khoảng 300.000 người
  • Tỷ lệ đô thị hóa 80-90%
  • Đạt thu nhập bình quân hơn 80 triệu đồng/người/năm.

Long An hiện là một trong những “điểm nóng” đầu tư của thị trường bất động sản phía Nam với rất nhiều chuyển động tích cực.

Không chỉ hưởng lợi thế từ các chỉ số phát triển kinh tế hay thông tin quy hoạch đô thị của TP.HCM, Long An còn sở hữu nhiều tiềm năng bền vững về vị trí đại ý kết nối vùng, hệ thống hạ tầng, phát triển công nghiệp – dịch vụ, thu hút FDI.

Nguồn: Tổng hợp

Join The Discussion

Compare listings

Compare