Điểm mới trong dự thảo đánh thuế bất động sản: Người càng nhiều tài sản sẽ chịu mức thuế cao?

Dánh-thuế-người-có-nhiều-tài-sản-là-một-trong-những-vấn-dề-mới-dược-dưa-ra-trong-dự-thảo-liên-quan-dến-sắc-thuế-bất-động-sản

Đánh thuế người có nhiều tài sản là một trong những vấn đề mới được đưa ra trong dự thảo liên quan đến sắc thuế bất động sản. Nhiều chuyên gia ủng hộ đánh thuế bất động sản bởi đây là giải pháp ngăn chặn được nạn đầu cơ.

Cần thiết phải đánh thuế bất động sản

Đến thời điểm hiện tại, xoay quanh câu chuyện đánh thuế bất động sản, dư luận vẫn đặc biệt quan tâm. Nghị quyết 18-NQ/TW (2022) ban hành mới đây đã đưa ra những đổi mới về công cụ thuế bất động sản.

Các nội dung chủ yếu bao gồm: Một, rà soát và xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và tạo lộ trình hợp lý.

Hai, đánh thuế cao vào người có nhiều đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng, bỏ đất hoang. Ba, ưu đãi thuế đối với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và người dân tại các địa phương thực hiện nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ rừng tự nhiên.

Thực tế trước đó, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa X1 đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-TW với chủ trương ban hành thuế bất động sản cùng các nội dung liên quan đến việc sắc thuế đánh vào đất, nhà ở và tài sản gắn liền đất, thu thuế luỹ tiến với dự án đất hoang đồng thời nhóm người có nhiều nhà đất, bỏ hoang đất, chậm đưa vào sử dụng sẽ chịu mức thuế cao hơn. Dù có chủ trương rõ ràng nhưng đến nay chính sách thuế đối với nhà đất vẫn không có thay đổi đột phá.

Theo GS. Đặng Hùng Võ:

Thuế bất động sản thấp là nguyên nhân chính dẫn tới tệ nạn đầu cơ nhà đất, tích trữ tiền tiết kiệm vào nhà đất. Từ đây, các cơn sốt giá bất động sản hình thành, tích tụ bong bóng, tạo giá ảo làm giá nhà đất ngày càng cao. Hiện tại, nhà đất tại đô thị lớn ở Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Ông Võ chỉ ra những hệ luỵ từ việc không có sắc thuế bất động sản. Đó là giá đất cao thì giá hàng hóa sản xuất ra sẽ cao, làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, không thu hút được đầu tư.

Thứ hai, lạm phát cao khi giá trị ảo của bất động sản tăng mạnh. Tiếp đến là không thể giải quyết được nhà ở giá phù hợp cho dân và không thể tự điều chỉnh phân bổ dân cư làm cho các đô thị vượt ngưỡng hạ tầng.

Theo ông Võ, nhìn vào hệ luỵ này việc xây dựng và ban hành luật thuế bất động sản phù hợp là tất yếu. Vị chuyên gia này phân tích, thu nhập của người lao động cũng như của người dân Việt Nam là quá thấp nên có nhóm người dân có mức lương không đủ để chi trả cho chỗ ở thì không thể đánh thuế cao họ. Nhưng có nhóm nhỏ đầu cơ đất đai lại thu nhập rất cao và nếu không đánh thuế thì tình trạng đầu cơ tiếp tục xảy ra.

Thuế bất động sản nên được quy định thế nào?

Trong buổi trả lời trực tuyến mới đây liên quan đến Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, cần tính hạn mức sử dụng đất cho từng địa phương, nếu người dân dùng đất trong hạn mức đó sẽ tính thuế thấp. Người sử dụng đất vượt hạn mức sẽ bị tính thuế cao hơn.

Về việc đánh thuế tài sản lũy tiến, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, sẽ không đánh thuế vào nhiều nhà, nhưng đánh vào hạn mức sử dụng và nhiều đất đai nhưng không sử dụng.

Theo Bộ Trưởng, ở Mỹ nếu có 5 nhà, cho thuê cả 5 và đều đóng thuế kinh doanh thì không đóng thuế chồng thuế nữa. Nhưng nếu nhà bỏ hoang thì sẽ bị đánh thuế rất cao là thuế không sử dụng. Tương tự ở Anh, nếu nhà không phát sinh tiền điện nước, không có đóng góp gì cho nhà nước, được gọi là lãng phí, thì phải đánh thuế cao.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng:

Việt Nam cần học tập các nước. Về các loại đất, đất nào không sử dụng cũng lãng phí. Về đất nông nghiệp hiện nay thuế bằng không theo quy định của Quốc hội nhưng nếu không sử dụng sẽ bị cộng hệ số.

Trong khi đó, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, tâm lý chung của dân hay nhà đầu tư cứ nghĩ về ban hành sắc thuế bất động sản là tăng thuế đồng loạt. Theo lẽ thường, người ta không áp thuế quá trình đầu tư mà chỉ áp thuế quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản, có như vậy mới khuyến khích đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Bộ Tài chính) cũng cho rằng:

Công cụ hữu hiệu nhất để điều tiết giá trị gia tăng từ đất đai chính là thuế.

Theo ông Phụng, cần nhằm vào việc thu tiền sử dụng đất khi giao đất đối với đất giao hoặc công nhận đất đang sử dụng chưa có giấy tờ (cấp sổ đỏ) và thuế chuyển nhượng đối với người có đất chuyển nhượng được hưởng lợi giá đất tăng do Nhà nước mang lại.

Vị chuyên gia này bảo rằng, cần sửa đổi, bổ sung các loại thuế, khoản thu để thực hiện được phương châm “hạn chế đầu cơ và điều tiết giá trị tăng thêm từ đất”. Theo đó, cân nhắc mối quan hệ giữa tăng thuế đối với đất nắm giữ hay tăng thuế khâu mua/bán chuyển nhượng bởi việc đầu cơ nắm giữ đất đai có liên quan đến thị trường bất động sản.

Link nguồn

Join The Discussion

Compare listings

Compare