Hé lộ vùng đất phát triển mới của bất động sản Đà Lạt

Hé-lộ-vùng-dất-phát-triển-mới-của-bất-dộng-sản-Đà-Lạt

UBND thành phố Đà Lạt vừa báo cáo rà soát đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường vành đai ngoài.

Theo đó, mục đích của việc khai thác quỹ đất nhằm tiếp tục mở rộng không gian đô thị, phát triển các khu vực đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao, chia sẻ chức năng, giảm tải cho khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, cập nhật các ý tưởng táo bạo, hiện đại đối với việc mở rộng phạm vi không gian đô thị, ranh giới hành chính thành phố Đà Lạt sang các khu vực lân cận.

Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, hạ tầng xã hội tại khu vực trọng yếu của thành phố Đà Lạt nhằm hình thành các khu vực mở rộng.

Việc khai thác quỹ đất còn nhằm mục đích kêu gọi nguồn lực đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư các dự án phát triển đô thị đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội với nguồn lực phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội.

UBND thành phố Đà Lạt cho biết:

Quy mô mặt cắt đường vành đai theo thiết kế có hướng tuyến điểm đầu đèo Prenn – giao đường Trúc Lâm Yên Tử – nút giao Trần Thánh Tông (khu nghỉ dưỡng Lan Anh) – Cầu Suối Tía – cuối hồ An Sơn – Huyền Trân Công Chúa – Khu dân cư An Tôn – điểm cuối là nút giao Nguyễn Đình Quân – Hoàng Văn Thụ.

Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 7,5 km, với bề rộng nền mặt đường từ 10m – 24m.

Đoạn 1 là nút giao đèo Prenn – Nút giao Trúc Lâm Yên Tử.

Đây là khu vực lối vào trục chính của khu quy hoạch hồ Tuyền Lâm và thiền viện Trúc Lâm, khu vực có cảnh quan đẹp, tương đối gần thác Datanla và du khách có xu hướng vào khu du lịch trước khi vào khu vực trung tâm.

Đây cũng là tuyến đường chính có lượng khách du lịch đông đúc, nhất là các dịp lễ hội.

Để phát triển sinh động tại khu vực cửa ngõ vào khu du lịch nghĩ dưỡng hồ Tuyền Lâm và tham quan tôn giáo, cần tránh các loại hình dịch vụ do khu vực là trục cảnh quan chính. Bên cạnh đó, cần bổ sung điểm nhấn thêm cho lối vào khu chức năng nghĩ dưỡng Tuyền Lâm.

Đồng thời, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch nhẹ nhàng kết hợp lợi thế cảnh quan rừng theo định hướng quy hoạch chung Tuyền Lâm là đất du lịch sinh thái; khu nghỉ dưỡng cao cấp và dịch vụ hỗ trợ; khai thác và suối do khu vực có cảnh quan hợp lý khai thác mặt nước, mặt suối, tạo thác, làm hồ nhân tạo hài hòa với cảnh quan thiên nhiên để phát triển các hoạt động thể chất dưới nước.Đà-Lạt

Đối với đoạn 2, giao đường Trúc Lâm Yên Tử – Nút giao Trần Thánh Tông (khu nghỉ dưỡng Lan Anh).

Đây là khu vực thường xuyên đông du khách. Triển khai tuyến đường vành đai đã tránh khu vực đông đúc của Thiền viện Trúc Lâm và bên cuối ga cáp treo. Khu vực này thiếu các dịch vụ hỗ trợ và quảng bá các sản phẩm của Đà Lạt. Do đó, cần khai thác các hoạt động du lịch văn hóa gợi nhớ hình ảnh Đà Lạt xưa và các dịch vụ hỗ trợ thương mại và giải trí trong nhà.

Đối với đoạn 3 tại nút giao Trần Thánh Tông (khu nghỉ dưỡng Lan Anh) – Cầu Suối Tía, UBND thành phố Đà Lạt cho biết:

Đây là khu vực có giao thông kết nối ngặt nghèo, thiếu điểm nhấn ngã ba vào trung tâm Đà Lạt và khu hồ Tuyền Lâm.

Cũng tại khu vực này, quỹ đất bên trái thuận lợi khai thác dự án sinh thái rừng có quy mô lớn theo định hướng chung là du lịch sinh thái, khu mở rộng giáp mặt hồ Tuyền Lâm.Đà-Lạt-4

Đối với đoạn 4, Cầu Suối Tía – Khu vực cuối khu dân cư An Sơn, cuối hồ An Sơn 2.

UBND thành phố Đà Lạt cho rằng, bên phải đường vành đai là khu vực có quỹ đất lớn có một phần đất thuộc quy hoạch chung hồ Tuyền Lâm, địa hình phức tạp ở vị trí tiếp giáp khu cuối khu dân cư An Sơn.

Lợi thế có quỹ đất bằng phẳng tương đối rộng tại khu vực giáp suối đến khu dân cư mới số 5 và cầu Suối Tía.

Địa hình phức tạp bên trên, khó kết nối đường vành đai nhưng có quỹ đất bằng phẳng trống trãi bên dưới là một lợi thế để khai thác tầm nhìn toàn cảnh, thuận lợi bổ sung các hạng mục công cộng hoặc công viên cảnh quan.

Vị trí khu đất này giáp rừng, khó kết nối với các khu dân cư mới. Do đó, việc xây dựng tại khu vực này chỉ thúc đẩy hỗ trợ bổ sung chức năng còn thiếu cho các khu dân cư nêu trên.

Đối với đoạn 5, cuối hồ An Sơn 2 – đường Huyền Trân Công Chúa có khu vực bên trái đường với diện tích 28,31 ha.

Đây là khu vực đất nông nghiệp được bọc đất rừng. Khu vực có địa hình hơi dốc về phía rừng nên đề xuất là cụm đất công cộng và nhằm bảo vệ rừng.

Riêng khu vực bên phải đường chia thành 3 khu vực lần lượt là 43,28 ha, 19,46 ha và 29,14 ha. Đề xuất hình thành các cụm chức năng, trong đó diện tích bảo vệ rừng (gồm 15 ha) và mở rộng cảnh quan.

Cuối cùng là đoạn 6 tại Huyền Trân Công Chúa – Nút giao Nguyễn Đình Quân, Hoàng Văn Thụ.

Tại khu vực này, khu dân cư An Tôn chưa xây dựng nhiều cơ hội để mở rộng kết hợp khu dân cư Nguyễn Đình Quân, địa hình dốc về phía sau và khu vực đất nông nghiệp.

Link nguồn

Join The Discussion

Compare listings

Compare