Không phải giảm lãi suất, cơ cấu nợ và giãn nợ mới là ưu tiên hàng đầu cho khách hàng, doanh nghiệp BĐS

Không-phải-giảm-lãi-suất-cơ-cấu-nợ-và-giãn-nợ-mới-là-ưu-tiên-hàng-dầu-cho-khách-hàng-doanh-nghiệp-bds

Không chỉ khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp BĐS đang rơi vào tình trạng khó khăn, cần được ngân hàng cơ cấu nợ, giãn nợ đối với các các gói đang vay, bên cạnh việc hạ lãi suất cho vay.

Dịch kéo dài, khiến cá nhân vay ngân hàng lao đao vì nợ lãi-gốc ngân hàng vẫn phải trả hàng tháng, trong khi thu nhập gần như không có hoặc sụt giảm vì dịch.

Chị H, một quản lý đang làm tại Tp.HCM chia sẻ:

Từ đầu tháng 6, công ty chị đã có chủ trương giảm 50% lương khi nhân viên làm việc ở nhà.

Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho khoản nợ ngân hàng mà chị đang chi trả hàng tháng.

Theo chị H, mỗi tháng chị đang trả cả gốc lẫn lãi gần 20 triệu.

Trong khi thu nhập bị sụt giảm 50% đồng nghĩa với việc khả năng chi trả gốc và lãi ngân hàng cũng chỉ bằng một nửa so với trước.

Tuy nhiên, trường hợp của chị H vẫn được xem là khá may mắn khi vẫn còn thu nhập.

Chia sẻ về ảnh hưởng của dịch bệnh lần này, anh T, chủ một quán ăn tại Bình Thạnh cho biết:

Khi dịch tới, ngay từ đầu tháng 5 quán anh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đến tháng 6 buộc đóng cửa, trả mặt bằng.

Tiền nợ ngân hàng để đầu tư cho quán ăn chưa thu hồi được thì đã lỗ.

Với thu nhập hiện tại 0 đồng cùng khoản nợ làm ăn, anh T đang phải gồng gánh, vay mượn xung quanh để có tiền trả nợ.

“Nếu dịch cứ tiếp tục một thời gian nữa, ngân hàng không giãn nợ có thể tôi phải nghĩ đến phương án bán nhà”, anh T cho hay.

Cùng với cá nhân, thì khách hàng là doanh nghiệp BĐS cũng lao đao không kém.

Thị trường BĐS đang đối mặt với thách thức và khó khăn chưa từng có do dịch bệnh gây ra.

Giãn cách xã hội kéo dài trên nhiều tỉnh thành, đặc biệt là Tp.HCM đã bước sang tháng thứ 4 làm doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, chuyển sang chế độ làm việc tại nhà hoặc tạm dừng hoạt động.

Trong đó, một trong những áp lực mà doanh nghiệp địa ốc đang phải gánh là áp lực về dòng tiền và khả năng trả nợ vay.

Theo một doanh nghiệp BĐS, hầu hết các chủ đầu tư đều sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng và các hình thức huy động tài chính khác.

Tỉ trọng nguồn vốn vay tùy thuộc vào quy mô dự án và năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Các Chủ đầu tư thường phải hoạch định ngân sách đầu tư cho khoảng thời gian từ 3-5 năm để phục vụ việc đầu tư, phát triển dự án.

Trong trạng thái bình thường khi dòng tiền ổn định thì khả năng trả nợ vay được đảm bảo.

Tuy nhiên trong tình huống hiện nay khi doanh thu sụt giảm nghiêm trọng thì áp lực tài chính lên các doanh nghiệp BĐS là vô cùng lớn và rủi ro cao.Doanh-nghiệp-BDS

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng:

Cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn rất lớn.

Dòng tiền bị gãy do hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, không có doanh thu (trừ một số doanh nghiệp đặc thù hoạt động hiệu quả trong dịch bệnh).

Trong khi đó, về phương diện cá nhân, người dân cũng bị ảnh hưởng lớn, giảm thu nhập nghiêm trọng do doanh nghiệp cắt giảm nhân sự hoặc giảm lương.

Do vậy, điều cần nhất hiện nay không phải là được giảm lãi suất cho các khoản đang vay mà là cơ cấu nợ, giãn thời gian trả nợ cả gốc và lãi trong một trong thời gian nhất định cho cả người dân và doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng thu nhập (ít nhất là trong thời gian giãn cách này).

Sau đó ngân hàng xem xét thêm bước hai là giảm lãi suất cho các khoản vay cũ và mới để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, làm động lực phát triển nền kinh tế chung.

Nếu không cấp thiết làm điều này, nợ xấu sẽ tăng vọt khiến việc đánh giá xếp hạng tín dụng sụt giảm mạnh.

Từ đó việc khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn trước nhiều do không thể tiếp cận được các khoản vay mới.

Chia sẻ trước đó, bà Nguyễn Hương, CEO Đại Phúc Land cũng cho hay:

BĐS cũng là lĩnh vực trọng yếu đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và tác động đến hơn 200 ngành nghề liên quan.

Vì vậy không có lý do gì mà lại các khoản vay BĐS nằm ngoài danh mục được hưởng chính sách hỗ trợ về lãi suất vừa được công bố của các nhân hàng.

Do đó, đây là lúc các bên cần ngồi lại với nhau để đánh giá mức độ tác động, các thiệt hại, các giải pháp hỗ trợ và phương án trả nợ vay sau khi dịch bệnh qua đi.

Làm tốt được việc này thì các bên đều có lợi, doanh nghiệp BĐS được tăng thêm nguồn lực để chống chịu với dịch bệnh và tái khởi động hoạt động đầu tư, phát triển dự án.

Nhà đầu tư cá nhân có cơ hội phục hồi nguồn lực và thu nhập để tiếp tục trả nợ. Ngân hàng giữ được khách hàng và có cơ hội thu hồi nợ vay.

Ngân hàng nên có giải pháp tạm thời khoanh nợ, giãn nợ và hạ lãi suất trong ngắn hạn đối với các gói đang vay, đặc biệt là các CĐT đang đầu tư và phát triển dự án.

Ở góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam phân tích:

Đợt dịch lần này kéo dài, gần như tất cả các doanh nghiệp BĐS, đặc biệt doanh nghiệp chưa đủ lớn mạnh gặp khó khăn vô cùng lớn.

Từ suốt quý 2/2021 đến nay, doanh nghiệp BĐS bán hàng khó khăn, không có doanh thu, dòng tiền sụt giảm mạnh, trong khi vẫn phải duy trì hoạt động bộ máy, chi phí nhân sự, dự án, mặt bằng, tiền ngân hàng vẫn phải trả….

Theo đó, nếu không có sự hỗ trợ từ giãn, giảm nợ hoặc lãi vay thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn.

Vì thực tế đa số vẫn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng (rất ít doanh nghiệp lớn chủ động đa dạng vốn), hơn nữa doanh nghiệp BĐS không chỉ đơn giản BĐS mà còn ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề lĩnh vực khác như xây dựng (lực lượng lao động lớn mà thu nhập còn thấp), dịch vụ, vật liệu, nội thất…

Chưa kể, việc kiểm soát với BĐS với lý do lo lắng rủi ro BĐS phát triển nóng, gây bong bóng sau dịch là không hợp lý ở giai đoạn này. Bởi đa số người mua đều bị ảnh hưởng thu nhập, nghĩa là sức mua thị trường BĐS đang bị ảnh hưởng, quy trình thủ tục vướng, nguồn cung mới tiếp tục khan hiếm thì khó có thể tăng trưởng nóng nếu như không nói là đang có những thách thức suy giảm, trầm lắng nếu không được hỗ trợ kịp thời.

Ông Hoàng nhấn mạnh:

“Bên cạnh lãi suất, doanh nghiệp BĐS rất cần giảm các khoản khác như thuế VAT, thuế TNCN, BHXH…. Để doanh nghiệp BĐS có thể duy trì hoạt động, nhất là chi trả cho người lao động vốn đã bị suy giảm thu nhập từ nhiều tháng qua”

Link nguồn

Join The Discussion

Compare listings

Compare